-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Cách chọn xe đạp thể thao phù hợp với bạn
22/01/2022
Hiện nay, khi cuộc sống phát triển, đời sống không ngừng nâng cao, nhu cầu sống không chỉ dừng lại ở chuyện ăn no mặc ấm mà các vấn đề như làm đẹp, vui chơi, rèn luyện sức khỏe và thể thao được rất nhiều người chú trọng. Nhiều người đã lựa chọn xe đạp thể thao là phương tiện để có thể đáp ứng hầu hết những mong muốn đó nhưng không phải ai cũng biết cách chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao phù hợp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ chia sẻ một số kiến thức về cách chọn xe đạp thể thao để giúp các bạn không cảm thấy khó khăn trong việc chọn xe đạp thể thao phù hợp với bản thân.
Chọn xe đạp thể thao thế nào cho phù hợp?
1. Xe nhập khẩu nguyên chiếc hay xe lắp ráp?
Nhiều người khi bắt đầu lựa chọn mua xe đạp thể thao thường phân vân không biết nên mua xe nhập khẩu nguyên chiếc hay xe lắp ráp để tiết kiệm ngân sách hơn?
Trên thực tế, xe đạp nhập khẩu nguyên chiếc là những chiếc xe được lắp ráp tại nhà máy của hãng sản xuất với đội ngũ kĩ sư, nhân công và dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, các phụ tùng phụ kiện được lựa chọn một cách kĩ càng bởi hãng xe nên sẽ luôn được đảm bảo về chất lượng. Dù bạn không hiểu biết nhiều về xe đạp vẫn có thể sở hữu một chiếc xe hoàn hảo nhất. Và hiện nay thị trường xe đạp nhập khẩu khá sôi động nên bạn có thể dễ dàng chọn xe đạp thể thao phù hợp với mình. Tuy nhiên, giá thành của xe nhập khẩu sẽ cao hơn so với việc mua xe lắp ráp.
Đối với xe lắp ráp, bạn có thể lựa chọn các phụ tùng, phụ kiện theo ý muốn để lắp hoàn chỉnh lên một chiếc xe. Nếu bạn có kiến thức chuyên sâu xe đạp và đạp xe lâu năm thì điều này không hề khó. Nhưng, nếu bạn là người mới, không có nhiều kiến thức về xe đạp thì việc lựa chọn phụ tùng cho xe trong thế giới thật giả lẫn lộn này sẽ không đơn giản một chút nào.
Tham khảo ngay:
2. Có nên mua xe bãi, xe đã qua sử dụng?
Có nên mua xe bãi, xe đã qua sử dụng không chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Xe bãi, xe đã qua sử dụng thông thường được nhập trung chuyển từ Nhật bản, Campuchia,... và là xe đã qua nhiều đời chủ. Việc lựa chọn dòng xe này giống như bạn đang đánh cược vậy, nếu may mắn bạn có thể sở hữu một chiếc xe tốt với mức giá hợp lí và ngược lại.
Ưu điểm của xe bãi, xe đã qua sử dụng là giá thành khá mềm, chỉ cần bỏ ra số tiền nhỏ bạn có thể sở hữu một chiếc xe có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới và tất nhiên giá sẽ rẻ hơn những chiếc xe mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của dòng này là chất lượng xe không được 100% do xe đã cũ, xe có thể bị trầy xước nhiều chỗ, độ bền của xe thì chắc chắn sẽ không bằng xe mới kèm theo đó là nguy cơ trục trặc và phải sửa chữa nhiều trong qua trình sử dụng. Nhưng nếu bạn đang hạn chế về mặt tài chính thì có thể cân nhắc lựa chọn dòng xe này, để không bị tiền mất tật mang hãy tìm hiểu kĩ hoặc có thể nhờ những ai hiểu biết nhiều về xe giúp bạn lựa chọn nhé.
3. Chọn loại xe nào?
Trên thị trường xe đạp hiện nay có 3 loại xe đạp phổ biến nhất: MTB (Mountain-bike), Xe đạp đua (Road-bike), Xe đạp đường phố (Touring-bike, City-bike).
Việc lựa chọn loại xe nào sẽ phù thuộc vào sở thích và nhu cầu của mỗi người. Nếu bạn thích vận động mạnh và hay di chuyển những cung đường xấu, gồ ghề hoặc leo dốc đổ đèo hãy nghĩ đến MTB, dòng này với đặc điểm khung sườn to, cứng cáp, lốp xe to và có thụt giảm sóc bạn có thể đi trên mọi địa hình dù xấu hay đẹp. Xe Road với khung mảnh, dẹt, vành bánh nhỏ, tốc độ di chuyển cao sẽ phù hợp với những ai đam mê tốc độ, chạy trên những cung đường dài, bằng phẳng. Về phần Touring-bike là dòng trung hòa giữa 2 dòng trên phù hợp với những ai thích đi trên đường phố với tốc độ vừa phải.
4. Chất liệu xe?
Có 4 loại chất liệu làm nên 1 chiếc khung sườn xe đạp phổ biến nhất hiện nay: Hợp kim thép, hợp kim nhôm, carbon và titan. Trong 4 loại này thì Hợp kim nhôm là phổ biến nhất vì có giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ, bền và chống gỉ. Khung sườn được làm từ Nhôm có thể chịu được áp lực từ trên cao xuống và có tỉ lệ trọng lượng sức bền cao ở 2 đầu thành ống, ngoài ra một số hãng xe còn sử dụng loại Nhôm chuyên dụng làm thân vỏ máy bay bởi trọng lượng nhẹ, cứng hơn Nhôm thường. "Carbon" thì được áp dụng chủ yếu cho các dòng xe đua đường trường (road-bike), tuy nhiên độ cứng của Carbon không bằng Nhôm cộng thêm giá thành cao nên ít được sử dụng hơn. Titan thì lại càng đắt. Thép thì có nhược điểm là nặng và dễ bị gỉ nên cũng ít được người tiêu dùng quan tâm.
Khung sườn là bộ phận quan trọng nhất của xe, khi mua xe nên tìm hiểu kĩ về chất liệu khung, đời của khung và nhãn hiệu.
5. Cấu hình xe
Ngay sau khung sườn, điều bạn cần quan tâm đó là cấu hình của xe, bao gồm: bộ chuyển động và phanh. Bộ chuyển động có vai trò rất quan trọng đối với xe đạp thể thao. Đây không chỉ là bộ phận vận hành cả chiếc xe mà còn là yếu tố quyết định tốc độ, hiệu suất đạp trên các loại địa hình khác nhau. Một bộ chuyển động của xe đạp thể thao sẽ có: Đùi đĩa, các ổ trục, tay đề (trái+phải), gạt đĩa, củ đề, xích và líp.
Khác với khung sườn, thị trường hiện nay tồn tại 2 loại bộ chuyển động phổ biến: Shimano (Nhật Bản) và Sram (Mỹ), ngoài ra còn 1 loại khác khá nổi tiếng là Campagnolo (Italia) nhưng loại này lại khá ít người dùng tại các nước khu vực châu Á.
Hiện nay, có hai loại phanh được sử dụng phổ biến trong các dòng xe thể thao là phanh đĩa và phanh vành.
- Phanh đĩa có khả năng tự điều chỉnh khi phanh có dấu hiệu mòn. Điểm nổi bật của phanh đĩa là luôn hoạt động tốt trong các điều kiện hay địa hình khác nhau.
- Phành vành hoạt động dựa vào lực ma sát giữa 2 miếng đệm ép vào vành xe, giúp người dùng giảm được tốc tộ nhanh nhất. Tuy nhiên loại phanh này rất dễ bị mòn.
Tùy vào điều kiện địa hình di chuyển để có thể chọn loại phanh phù hợp cho chiếc xe của bạn.
6. Kích thước xe
Kích thước xe hay còn gọi là Size xe được tính thông qua chiều cao của người đạp, chiều dài của chân và kích cỡ khung sườn xe, cân nặng sẽ không ảnh hưởng đến việc chọn size xe. Kích thước xe được tính từ tâm của trục giữa (trục đùi đĩa) đến hết chiều dài gióng đứng của xe. Đối với các dòng MTB thông thường Size xe được tính theo "Inches" còn vời các dòng Road-bike và Touring được tính theo đơn vị "cm".
Tuy nhiên bạn vẫn có thể lựa chọn size xe nhỏ hơn 1 size so với chiều cao để dễ dàng điều khiển khi di chuyển ở cung đường khó.
Bài viết trên đây phần nào sẽ giúp ích cho bạn có thêm thông tin về cách chọn mua xe đạp thể thao. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ chọn mua được chiếc xe phù hợp với bản thân.
Xem thêm:
Các tin khác
- Các loại phanh xe đạp phổ biến nhất thị trường hiện nay 25/07/2022
- Đạp xe có tăng chiều cao không? Một số mẹo để tăng chiều cao với xe đạp 25/07/2022
- Phụ kiện cần thiết cho xe đạp bạn nên 06/07/2022
- Cách Đạp Xe Đạp Giảm Mỡ Bụng hiệu quả nhanh nhất 06/07/2022
- Nên đạp xe bao nhiêu phút mỗi ngày Hợp lý nhất 27/06/2022
- [Hướng dẫn] Điều chỉnh yên xe đạp đúng cách nhất 2022 13/06/2022
- Chia sẻ 8 mẫu SIÊU xe Đạp Trẻ Em Thống Nhất 6 - 11 Tuổi 06/06/2022